Lê kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).

Chiều ngày 17 tháng 11 năm 2022, Ủy ban nhân dân xã Trà Nam đã tổ chức kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Đến dự có ông Lê Thanh Hưng Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HĐND huyện Nam Trà My; Bí thư huyện ủy, ông Mai Xuân Sang Thường vụ huyện ủy, trưởng Công an huyện, Ông Nguyền Hồng Dũng, huyện ủy viên; Phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy, ông Nguyễn Thành Phương Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, ông Nguyễn Thành Lên, phó bí thư đảng ủy và các đồng chí CBQL-GV-NV trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, PTDTBT TH&THCS Long Túc, Mẫu giáo Trà Nam. Trong bài diễn văn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam có đoạn viết “Người thầy giáo là những người “trồng hoa trên đá”, gieo hạt mầm xanh vào tương lai, rất đỗi tự hào, chính tại các ngôi trường trên mãnh đất Trà Nam này biết bao thế hệ thầy cô giáo là những tấm gương sáng về tinh thấn tự học, tự sáng tạo, đổi mới trong dạy và học như thầy giáo Nguyễn Văn Chiến, cô Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Văn Thắng, Nguyễn Thị Na, Nguyễn Mạnh.. và còn rất nhiều thầy cô giáo khác đã hết lòng vì học sinh thân yêu được tặng kĩ niệm chương về sự nghiệp giáo dục, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh... và biết bao thế hệ thầy, cô giáo khác đã chuyển công tác sang các đơn vị khác hoặc về miền xuôi nhưng vẫn không khỏi trăng trở về những việc mình chưa làm được tại mãnh đất này.

Dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng bức tranh toàn cảnh về nền giáo dục tỉnh Quảng Nam ta trong thời gian qua, đặc biệt là năm học 2021-2022 xã Trà Nam đã có nhiều khởi sắc với nhiều gam màu sáng. Nỗi bật nhất phải nói đến công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện này toàn có 3 trường đang trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 100%. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, tỉ lệ xét tốt nghiệp Tiểu học và THCS đạt 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học THPT đạt 90 đến 95%, học sinh tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%, nhất là chất lượng mũi nhọn có nhiều chuyển biến đáng kể. Năm học 2021-2022, Trà Nam đạt 05 giải trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp huyện nhất toàn đoàn, đạt 1 giải sáng tạo KHKT.....Bên cạnh đó, các phong trào thi đua được CB-GV toàn thực hiện khá tốt. Kết thúc năm học, 01 tập thể được đề nghị tặng thưởng tập thể lao động xuất sắc; 01 tập thể được tặng bằng khen của Bộ GD&ĐT, 1 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ GDĐT; 1 cá nhân được Sở GĐ&ĐT tặng giấy khen 2 nhà giáo được vinh danh vì đã có đóng góp tích cực vào phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học". Có hơn 60 cá nhân được công nhận lao động tiên tiến.

Quan niệm của người Việt, nghề này là nghề tích đức, tích thiện. Một gia đình càng có nhiều người làm nghề giáo thì cái phúc của họ càng cao. Theo quy luật xã hội, khi đời sống vật chất được đáp ứng đến một mức độ nào đó, người ta có xu hướng tìm đến các giá trị tinh thần.

Ở nước Việt Nam ta, có hai nghề đã từ lâu được xã hội đặc biệt coi trọng là nghề Thầy thuốc và nghề Thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn”, quyết định sự phát triển tri thức và nhân cách của con người.

Nghề dạy học đâu chỉ là có kiến thức, có chuyên môn là đủ mà còn cần đến phương pháp, nghệ thuật sư phạm rất tinh vi, tế nhị và trên hết là tấm lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề và sự bao dung độ lượng. Chỉ khi đó nghề dạy học mới trở thành nghiệp của người giáo viên.

Mỗi nghề nghiệp đều có những giá trị về tinh thần và những đóng góp cho sự phát triển của xã hội nhưng nếu được chọn lựa lại ước mơ nghề nghiệp, tôi vẫn chọn nghề giáo vì nó cao quý và giúp tôi phát triển một cách toàn diện, nhất là kỹ năng, tri thức và đạo đức.

Ai đó nói rằng nghề giáo là an phận. Ai đó nói rằng nghề giáo là nhàn nhã ? Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề giáo chỉ nhàn hạ với những người không có trách nhiệm. Nghề giáo là nghề của sự bao dung, vị tha và yêu thương con người cháy bỏng. Nghề giáo chỉ nhàn hạ với ai đó vô tâm. Nghề giáo là nghề của những người luôn trăn trở về tương lai của dân tộc. Và tại sao không yêu nghề? Tại sao chúng ta quay lưng với nghề giáo? Một khi cái nghề cho ta sống đúng nghĩa một con người.

Có thể cuộc sống này thật phức tạp và hơi khắc nghiệt nhưng tôi nghĩ khi đã chọn nghề giáo thì phải thật sự yêu nghề, dấn thân và sống cống hiến hết mình. Cái mục đích của nghề chúng ta là đào tạo những thế hệ mới. Đó là trách nhiệm xã hội, là vinh hạnh của nghề giáo.

Chúng tôi tự hào bởi nghề dạy học đã góp phần hun đúc nên tâm hồn người Việt qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc”.

Một số hình ảnh.

anh 4 copy copy

anh 3 copy

anh 6

ảnh5

 

anh copy copy

 

anh 2 copy copy

 

                                                                                             Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: