Sinh hoạt chuyên đề tổ 1,2,3 của trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

Sinh hoạt chuyên đề tổ 1,2,3 của trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

Công tác sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức chuyên môn trong thực tiễn, những kỹ năng trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thực hiện theo kế hoạch nhà trường và kế hoạch chuyên môn, tập thể giáo viên tổ chuyên môn khối 1,2,3 đã tổ chức “Sinh hoạt chuyên đề tổ khối 1,2,3 năm học 2022-2023” lúc 15 giờ 00 phút, ngày 14 tháng 12 năm 2022 tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Một số biện pháp dạy và học môn Toán lớp 3 chương trình GĐPT 2018 một cách hiệu quả” chuyên đề đã nêu ra 4 biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán ở lớp 3, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Biện pháp 1: Trao đổi với phụ huynh - Cho Hs làm bài tập ở nhà.

          Chúng ta đều biết học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đến trường còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Phần nhiều các em chưa chủ động trong việc học tập. Chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp các em học tốt hơn.

Vào cuối tuần GV sẽ cho các em đem baì tập về nhà tự làm. Nhờ phụ huynh phối hợp để giám sát việc học của các em tại nhà.

GV s chia lớp ra thành các nhóm theo từng nóc để các em làm bài tập theo nhóm tại nhà vào cuối tuần.

Biện pháp 2: Giúp HS phân biệt rõ các dạng toán và chuẩn bị cho việc giải toán.

          Hai loại toán ở lớp 3 nói riêng và ở Tiểu học nói chung là: bài toán giải bằng một bước tính (toán đơn) và bài toán giải bằng hai bước tính (toán hợp). Mỗi loại toán này có vai trò quan trọng của nó. Việc giải các bài toán hợp thực chất là giải một hệ thống các bài toán đơn. Có kĩ năng giải các bài toán đơn, học sinh mới có cơ sở giải các bài toán hợp. Do đó giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ bản chất bài toán đơn để vận dụng giải các bài toán phức tạp sau này.

        Ở lớp 3, cùng với việc học phép nhân, chia, học sinh sẽ giải các bài toán đơn dùng phép nhân hoặc chia. Trong các đầu bài toán bằng lời văn, học sinh thường gặp những từ chìa khoá như: "Gấp lên, giảm đi bao nhiêu lần", "So sánh hơn, kém bao nhiêu lần". Các từ này thường được gợi ra phép nhân, chia tương ứng. Giáo viên cần chú ý học sinh tránh lẫn lộn "Bao nhiêu lần" với "Bao nhiêu đơn vị" và hiểu đúng khái niệm này. Củng cố thói quen đọc và hiểu đúng đề bài để ngăn ngừa tác dụng "Cảm ứng" của các từ "Chìa khoá". Giáo viên giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của phép nhân và phép chia đồng thời giúp học sinh hiểu đúng các từ quan trọng trong đề toán.

Biện pháp 3: Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập

          Đặc điểm chung của học sinh Tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện. Do đó giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời giúp các em hứng thú trong học tập, từ đó các em sẽ chủ động và nâng cao hiệu quả việc học giải toán có lời văn nói riêng và việc học nói chung.

          Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì chúng ta cần chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là chúng ta tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt ta mới khen. Rõ ràng việc khen học sinh là cần thiết tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích.  Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp.

Trong quá trình dạy học Gv sử dụng các trò chơi để tạo hứng thú cho các em khi tham gia vào trò chơi đó để giải quyết một số bài toán.

          Tóm lại: Trong quá trình dạy học, người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.

Biện pháp 4: Làm việc theo nhóm và “đôi bạn cùng tiến”:

         Giáo viên cho HS tăng cường thảo luận theo nhóm “đôi bạn cùng tiếnđể các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Nhất là khi tìm hiểu đề toán. Đây là việc khá quan trọng giúp các em hiểu đề và định ra cách giải đúng hướng. Giáo viên nhờ những HS đã hoàn thành bài tập rồi, cùng giúp cô phát hiện ra những bạn chưa hoàn thành trong nhóm để cùng giúp bạn học.

Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên môn.

 sh1 copy

 sh2 copy

 sh3 copy

                                                                                                      Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: