Chi bộ trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề một số biện pháp tổ chức vận động và duy trì sĩ số học sinh tại xã Trà Nam huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Chi bộ trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề một số biện pháp tổ chức vận động và duy trì sĩ số học sinh tại xã Trà Nam huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

Thực hiện kế hoạch số 02-KHCB/TH&THCSTN ngày 24 tháng 08 năm 2021 của chi bộ trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam về tổ chức sinh hoạt chuyên đề một số biện pháp tổ chức vận động và duy trì sĩ số học sinh tại xã Trà Nam huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngày 27 thàng 8 năm 2021 tại chi bộ trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam; tổ chức chuyên đề một số biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh tại xã Trà Nam huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam       

Tham dự chuyên đề có ông Võ Đăng Chín bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, cùng các đồng đảng viên trong chi bộ; giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp như sau.

1. Một số giải pháp, biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh ở xã Trà Nam:

a/ Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần

          - Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6.

 - Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập.

 - Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp.

- Thực hiện ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh về việc không nghĩ học, bỏ học giữa chừng ngay từ đầu năm học.

b/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường:

          - Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hằng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học  Thể dục, học phụ đạo,  học bồi dưỡng…Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học…

c/ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh: 

- Tổ chức khảo sát đầu năm để phân luồng HS và xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng các môn HS học yếu trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo.

          - Xác định HS bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp.

          - Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.

- Trong  quá trình giảng dạy GV phải kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.

          - Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để nâng cao hiệu quả học tập.

          - Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng những HS yếu.

          - Gắn chất lượng HS cho từng GV bộ môn, lấy đó làm tiêu chí hàng đầu để bình xét thi đua cuối năm.

          d/ Phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong công tác dạy học và giáo dục học sinh:

* Đối với giáo viên bộ môn: thường xuyên kiểm tra việc học bài, ghi vở của học sinh, cuối mỗi tiết học có câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung kiến thức bài học giao cho học sinh về nhà làm để hôm sau kiểm tra.

- GV phải gần gũi động viên giúp đỡ HS yếu, kém để xoá bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn kích thích để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học bài ở nhà.  

* Đối với  giáo viên chủ nhiệm:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo dục, GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt vào các  dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,…..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng  học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc.

- Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của HS, như biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhỡ những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài …

- Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt. Xây dựng lớp học trang trí lớp học thật đẹp, tổ chức sinh nhật cho các em hằng tuần…

- Thường xuyên mở các tiết sinh hoạt, giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc học, những lợi ích mà việc học có thể mang lại, những khó khăn, hậu quả của việc bỏ học giữa chừng. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức tham gia học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học.

- Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường hợp cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.

- GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, luôn chú ý đến gia đình nghèo, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Quan tâm đến từng bữa ăn bán trú của các em.

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông qua các cuộc họp phụ huynh

* Đối với đoàn thể:

 - Công đoàn thường xuyên phát động phong trào dạy tốt, học tốt cùng với nhà trường kịp thời tuyên dương khen ngợi những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

 - Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh viết cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký đôi bạn, nhóm bạn học tập cùng tiến. Thành lập tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh…

2. Những bài học kinh nghiệm:

2.1. Huy động học sinh ra lớp là hoạt động mang tính xã hội hóa rõ rệt, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các ngành, mà chủ động là Hiệu trưởng trường học. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhà trường phải luôn kiên định, chủ động và sáng tạo trong công tác vận động học sinh ra lớp kết hợp với các biện pháp duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng thời. Có thế mới đủ điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng học cũng như việc duy trì sĩ số.      

2.2. Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải theo dõi và nắm vững sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải tìm hiểu nguyên nhân đối tượng bỏ học, học sinh hay nghỉ học, tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân đó. Xử lý từng trường hợp cụ thể, không hò hét chung chung.

2.3. Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo. Những bài giảng của thầy cô cần phải tạo cho các em tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. Các thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài . Vì vậy với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, hiểu tâm lí học sinh

2.4. Khi tổ chức đi vận động học sinh ra lớp phải đi tập thể có đông đủ ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các nhân viên đến gặp trực tiếp cha mẹ học sinh như một chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp.

2.5. Trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương phải kịp thời.

2.6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh. Qua các hoạt động này cho thấy các em đến trường không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi, nhằm làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Một số hình ảnh của chuyên đề.

cb1

cb2

 

cb3

 

                                                                                                                  Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: