NGÀY HỘI “BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN” TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ NAM.

NGÀY HỘI “BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN” TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ NAM.

 

Gia đình hạnh phúc, bình đẳng là niềm mơ ước, khát khao cháy bỏng của hầu hết các thành viên trong xã hội. Trong cuộc sống thời hiện đại, khuất sau sự phát triển của cuộc sống văn minh, bình đẳng và hạnh phúc của nhiều mái ấm gia đình, vẫn còn đó là sự ấm ức, là những tiếng khóc tức tưởi, là nỗi đau nhức nhối của những phụ nữ, trẻ em trong những gia đình bất hạnh, thậm chí là những cái chết thương tâm và oan ức vì bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, dưới nhiều hình thức: bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục, tài chính... bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em bạo lực gia đình gây tổn thương về tâm lý, tinh thần cho các thành viên trong gia đình; làm trẻ em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các TNXH  hoặc có hành vi phạm pháp; gây tổn hại về sức khỏe, thể chất, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bị bạo lực; tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự- an toàn xã hội; 

Ở Việt Nam, từ lâu: tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi, 1 số chị em thành đạt hơn chồng, nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay. 

Theo thống kê của các cơ quan chức năng: trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình; 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% phải điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm; khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình.

Mặc dù, ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng tình trạng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình nhưng điều đáng quan tâm nhất là nhiều nạn nhân có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ "vạch áo cho người xem lưng". Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt còn quá nhẹ. Vì vậy, tính phòng ngừa răn đe hạn chế.

Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp. Quan trọng nhất là phải lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục- giúp thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. 

Thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam ngày càng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bình đẳng giới. Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam được thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 Ngày 3/3/2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 ban hành cùng Nghị quyết số 28/NQ-CP nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới; tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Chiến lược đưa ra 6 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; hướng tới đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.

Kính thưa các đồng chí trong nhà trường hiện nay vấn đề này cũng cần được quan tâm nhằm tạo sân chơi cho các em và quá đó gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn; nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp đó, hôn nay trường PTDTBT TH-THCS Trà Nam tổ chức ngày hội Bình đẳng giới và văn hóa dân gian nhằm Giúp học sinh có ý thức tốt hơn về bình đẳng giới; biết yêu quý phụ nữ và trẻ em gái hơn.

          - Thông qua hoạt động này giáo dục học sinh biết trân trong tình yêu thương của cha mẹ đã lo lắng, chăm sóc, dạy dỗ các em,…

Nhằm tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và nhân dân về giá trị, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa truyền thống, khơi dậy ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của của các dân tộc trên địa bàn xã và huyện Nam Trà My.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn xã, huyện góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho học sinh dân tộc thiểu số, qua đó giấy thiệu quảng bá với bạn bè, du khách trong và ngoài nước về giá trị văn hóa của các dân tộc tại địa phương . Đến dự có bà Nguyễn Thị Thủy phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ huyện Nam Trà My; bà Hồ Thị Ngân chủ tịch hội phụ nữ xã Trà Nam; bà Hồ Thị Thuyền, bí thư xã đoàn Trà Nam; đồng chí Võ Đăng Chín, bí thư chi bộ, hiệu trưởng, đồng chí Trần Văn Thắng PHT, đ.c Trương Thị Liên CTCĐ nhà trường, cùng tất cả CBGVNV và 322 học sinh đã đến dự. Ngày hội “Bình đẳng giới và văn hóa dân gian” diễn ra trong ngày 16/1/2023.

 

bdg2

 

bdg8

 

bdg9

 

 

bdg10

 

 

bdg7

 

bdg3

 

bdg6

 

 

bdg4

 

 

                                                                              Ảnh, tin bài; Đăng Chín

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: